Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?

Ngày đăng: 28/11/2024

Nhà ở xã hội luôn là một trong những bất động sản luôn được rất nhiều người quan tâm bởi giá thành của nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua nhà ở xã hội. Vậy nhà ở xã hội là gì? Ai được mua nhà ở xã hội? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Nhà ở xã hội là gì?

1.1 Khái niệm và Đặc điểm của nhà ở xã hội

Khoản 7 Điều 2 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Theo đó, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, quy định diện tích theo từng loại nhà cụ thể.

1.2 Có những loại nhà ở xã hội nào?

Hiện nay, hình thức phân loại nhà ở xã hội bao gồm:

– Nhà ở xã hội là nhà chung cư

  • Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn.
  • Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm diện tích, nhưng không quá 77m2 và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

– Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng

  • Diện tích nhà ở không quá 70 m2
  • Bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng đủ điều kiện hưởng (Ảnh minh họa)

2. Ai được mua nhà ở xã hội?

Bên cạnh việc tìm hiểu về nhà ở xã hội là gì, đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội cũng là nội dung quan trọng cần tìm hiểu heo đó:

– Có 12 đối tượng được hưởng chính sách NOXH theo (điều kiện cần) căn cứ cơ sở pháp lý – Điều 76 Luật Nhà ở 2023 gồm:

1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

9. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

11. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

– Điều kiện để 12 đối tượng trên được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội (Điều kiện đủ)

Theo Điều 78 Luật Nhà ở 2023, Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định, 12 đối tượng trên sẽ được mua nhà ở xã hội, thuê, thuê mua nếu đáp ứng đủ 02 điều kiện: Nhà ở và thu nhập, cụ thể:

* Điều kiện 1: Về nhà ở

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.

Trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Trường hợp là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì hiện không ở trong nhà công vụ.

* Điều kiện 2: Về thu nhập

Đối với đối tượng theo thứ tự 4, 5, 6, 8:

– Trường hợp độc thân: Tổng thu nhập không quá 15 triệu đồng/tháng.

– Trường hợp đã kết hôn: Tổng thu nhập của cả 02 vợ chồng không quá 30 triệu đồng/tháng.

Đối với đối tượng :

– Trường hợp còn độc thân: Lương, phụ cấp không quá tổng thu nhập của sỹ quan hàm Đại tá

– Trường hợp đã kết hôn:

  • Nếu cả 02 vợ chồng đều thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng không cao hơn 02 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.
  • Nếu chỉ 01 người thuộc lực lượng vũ trang: Tổng thu nhập thực nhận hàng tháng của 2 vợ chồng không cao hơn 1,5 lần tổng thu nhập của sỹ quan cấp hàm Đại tá.

– Trường hợp thuộc hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo (có sổ hộ nghèo, cận nghèo).

Tóm lại, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng cả 02 điều kiện cần và điều kiện đủ, cụ thể: Phải là đối tượng chính sách và đáp ứng được các điều kiện về nhà ở và thu nhập.

3. Nhà ở xã hội có thời hạn bao lâu?

Tại Điều 8 Luật Nhà ở năm 2023 quy định những đối tượng sau được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

– Tổ chức, cá nhân trong nước;

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này (cá nhân nước ngoài thuộc diện được nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam…)

Trong đó, chỉ có cá nhân nước ngoài là bị hạn chế thời gian sở hữu nhà. Điều này được nhắc đến tại Điều 20 Luật Nhà ở 2023, cụ thể đối tượng này chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm 1 lần theo quy định pháp luật.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về niên hạn của nhà ở xã hội, trừ đối tượng sở hữu nhà ở xã hội là cá nhân nước ngoài sẽ bị hạn chế về thời hạn sở hữu nhà ở xã hội như đã nêu trên.

Điều này cũng có nghĩa, các đối tượng khác khi mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì được mua, sở hữu nhà ở xã hội lâu dài.

Nhà ở xã hội có thời hạn lâu dài (Ảnh minh họa)

4. Có nên mua nhà ở xã hội không?

Khi tìm hiểu nhà ở xã hội là gì, nhiều người đặt ra câu hỏi vậy có nên mua nhà ở xã hội hay không? Thực tế không dễ để đưa ra kết luận rằng nên hay không nên sở hữu loại hình nhà ở này. Bạn đọc có thể tham khảo về những ưu, nhược điểm dưới đây của nhà ở xã hội để có được lựa chọn phù hợp.

4.1 Những ưu điểm của nhà ở xã hội

Như đã trình bày ở trên, nhà ở xã hội là chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng đặc biệt. Do vậy, nhà ở xã hội sẽ có những ưu điểm như:

– Nhà ở xã hội được Nhà nước hỗ trợ do đó sẽ có giá thành rẻ hơn;

– Các đối tượng được thuê, mua nhà ở xã hội được hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp.

Với những ưu điểm nêu trên, có thể thấy nhà ở xã hội là điều kiện thuận lợi để người dân có thu nhập thấp được sở hữu căn nhà có chất lượng, dịch vụ tương đối tốt.

4.2 Nhược điểm khi thuê mua nhà ở xã hội

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, nhà ở xã hội vẫn tồn tại một số những nhược điểm mà người mua cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ:

– Không phải mọi đối tượng đều được mua nhà ở xã hội. Chỉ những đối tượng đáp ứng đồng thời cả điều kiện cần và điều kiện đủ (nêu tại phần 1) mới được sở hữu nhà ở xã hội.

– Diện tích mỗi căn nhà ở xã hội được giới hạn từ 30 – 70m2, đây được xem là diện tích tương đối nhỏ đối với những ai có nhu cầu muốn sở hữu nhà ở với diện tích rộng.

– Không được phép bán nhà ở xã hội trong 05 năm đầu, trường hợp có nhu cầu bán trong thời gian này phải bán cho chủ đầu tư, Nhà nước hoặc đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội.

– Nhà ở xã hội sẽ không đáp ứng được đầy đủ những tiện ích, dịch vụ sinh hoạt như đối với chung cư thông thường.

5. Giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội thế nào?

Giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội là vấn đề được rất nhiều người quan tâm sau khi đã tìm hiểu nhà ở xã hội là gì. Dưới đây là quy định mới nhất 2024 về giá bán, giá thuê, thuê mua nhà ở xã hội:

– Trường hợp xác định giá bán nhà ở xã hội khi mua trực tiếp từ chủ đầu tư

* Căn cứ Điều 86, Điều 87 Luật Nhà ở 2023:

Trường hợp Giá bán, giá thuê, thuê mua
Nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn Giá thuê mua = Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê muaGiá thuê = Kinh phí bảo trì + Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng trong thời hạn tối thiểu là 20 năm kể từ ngày ký hợp đồng thuê.Lưu ý: Học sinh dân tộc nội trú không cần phải trả tiền thuê nhà và các dịch vụ trong quá trình sử dụng.
Nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng Giá bán, thuê mua nhà ở xã hội = Chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở + Lãi vay (nếu có) + các chi phí hợp lệ của doanh nghiệp + lợi nhuận định mức quy định tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội.Giá thuê nhà ở xã hội = Kinh phí bảo trì nhà ở theo khung giá do UBND tỉnh quy định (các bên tự thỏa thuận)
Nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng Giá thuê: Bảo đảm phù hợp với khung giá do UBND tỉnh quy định.

– Trường hợp xác định giá bán nhà ở xã hội khi mua lại từ chủ sở hữu hợp pháp không là chủ đầu tư:

* Căn cứ Điều 39 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, Điều 89 Luật Nhà ở 2023:

Trường hợp Giá bán
Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua cho chủ đầu tư Tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.
Sau thời hạn 5 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua cho chủ đầu tư – Giá bán được xác định theo cơ chế thị trường, trừ đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội tại Luật Nhà ở;- Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ.

Phối cảnh một dự án nhà ở xã hội cao tầng

6. Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội mới nhất 2024 là bao nhiêu?

Căn cứ vào mục a khoản 3 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP:

– Mức lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng quy định theo từng thời kỳ, hiện nay là 6.6% Ngân hàng chính sách xã hội.

– Mức vốn vay: Tối đa 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà; nếu xây dựng mới/cải tạo thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án sử dụng vốn (tối đa 01 tỷ đồng) và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay.

– Thời hạn vay: Tối đa không quá 25 năm kể từ ngày được giải ngân khoản vay đầu tiên.

7. Câu hỏi thường gặp liên quan đến nhà ở xã hội

7.1 Nhà ở xã hội sau 50 năm có bị thu hồi không?

Ở phần 3 nêu trên, LuatVietnam đã cung cấp thông tin liên quan đến thời hạn sở hữu nhà ở xã hội. Theo đó, chỉ có cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm.

Trường hợp đối tượng này kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài như của công dân Việt Nam.

Khu nhà ở xã hội liền kề thấp tầng tại dự án Mega City của Kim Oanh Group

7.2 Nhà ở xã hội có được vay thế chấp không?

Tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định:

Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, theo quy định nêu trên, người thuê, mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp nhà ở xã hội trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó.

Trên đây là giải đáp về Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 0902.514.651 em Trường hỗ trợ tư vấn chi tiết

Đăng Ký Ngay
YÊU CẦU THÔNG TIN
Liên hệ ngay
0902.51.46.51